Tiến sĩ Lê Tuyết Mai- Bộ môn Tâm lý học- Báo cáo chuyên đề Tháng 2 năm 2023

3/19/2023 3:23:19 PM

Sáng ngày 22 tháng 02 năm 2023 tại văn phòng bộ môn Tâm lý học (P200 A6A1), TS. Lê Tuyết Mai, Trưởng Bộ môn Tâm lý học đã tiến hành báo cáo chuyên đề: CƠ SỞ CỦA HÀNH VI CÁ NHÂN”

Nhà tâm lý học động vật .J. Watson - một nhà tâm lý học người Mỹ đã hình thành trường phái tâm lý học hành vi - một khoa học về hành vi. Các nhà nghiên cứu có xu hướng duy vật trong tâm lý học đã đi theo con đường này và nhờ có cuộc đấu tranh tích cực của Watson và những nhà hành vi mà hành vi đã trở thành đối tượng chủ yếu và duy nhất của tâm lý học, góp phần xứng đáng xây dựng tâm lý học khách quan. Trường phái tâm lý học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt xuất: J.B. Watson (1878- 1958),  E.C.Tolman (1886 - 1959), K.L. Hullr (1884- 1952), B.F. Skinner ( 1904 - 1990). Một trong những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu hành vi con người là xác định những cơ sở của hành vi cá nhân như: các yếu tố di truyền, tuổi tác, giới tính…. Nội dung chuyên đề của tác giả đã đi sâu tìm hiểu vấn đề này để luận giải những cơ sở của hành vi cá nhân.

Chuyên đề của TS. Lê Tuyết Mai đã tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản như: Cơ sở của hành vi cá nhân, bao gồm Yếu tố di truyền; Cảm xúc; Giới; Tuổi tác; Thái độ; Tính cách; Nhận thức. Việc xác định các cơ sở của hành vi cá nhân sẽ cho chúng ta thấy ảnh hưởng của các yếu tố này đến hành vi của con người. Các yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với hành vi ứng xử trong thực tế của cá nhân. Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở của hành vi cá nhân từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để điều chỉnh hành vi và thái độ của cá nhân trong các trường hợp cụ thể. 

Có thể nói rằng, đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận quan trọng giúp chúng ta có cơ sở nhận diện, giải thích biểu hiện hành vi của cá nhân trong những tình huống cụ thể để có giải pháp điều chỉnh thái độ, hành vi ứng xử phù hợp.

Media/2012_tlgd.hdu.edu.vn/FolderFunc/202303/Images/cdtlt2-20230319032210-e.jpg

Hình ảnh: TS. Lê Tuyết Mai-TBM Tâm lý học bảo vệ chuyên đề

BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC

Tin liên quan