Báo cáo chuyên đề Bộ môn Giáo dục học năm học 2020-2021

11/06/2021

Thực hiện kế hoạch năm học 2020 - 2021, ngày 11 tháng 03 năm 2021, Bộ môn Giáo dục học đã tổ chức sinh hoạt học thuật với nội dung báo cáo chuyên đề tự học, tự bồi dưỡng.

Thực hiện kế hoạch năm học 2020 - 2021, ngày 11 tháng 03 năm 2021, Bộ môn Giáo dục học đã tổ chức sinh hoạt học thuật với nội dung báo cáo chuyên đề tự học, tự bồi dưỡng.

  1. TS. Cao Thị Cúc báo cáo chuyên đề: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non

           Trong chuyên đề, tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:

          - Những vấn đề chung về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

- Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

          - Quy trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.

          Qua thực tiễn nghiên cứu tác giả đã chỉ ra rằng, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non bao gồm: (1) Xác định nội dung cần xây dựng; (2) Lập sơ đồ về môi trường giáo dục; (3) Mua sắm, sưu tâm trang thiết bị, nguyên vật liệu…; (4) Sắp xếp, trang trí.

Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non đang được tích cực đổi mới theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trong đó chú trọng đánh giá đúng, tôn trọng và phát huy được khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ; tạo điều kiện để mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất để phát triển. Chính vì vậy, chuyên đề có tính cấp thiết và tính thực tiễn cao. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non được giới thiệu là nguồn tài liệu quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non và hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non.

  1. TS. Lê Thị Thu Hà báo cáo chuyên đề: Đạo đức của cán bộ quản lý trong giải quyết các vấn đề ở nhà trường mầm non và cộng đồng

           Trong chuyên đề, tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:

          - Các vấn đề trong quản lý nhà trường mầm non;

- Đạo đức của người cán bộ quản lý và việc giải quyết những vấn đề ở trường mầm non.

 Trong nghiên cứu của mình tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản trong quản lý nhà trường mầm non (gồm: Lập kế hoạch phát triển trường mầm non; Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục và quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Quản lý nhân sự trong trường mầm non; Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường); Những yêu cầu về phẩm chất nhân cách mà người cán bộ quản lý trường mầm non cần phải đáp ứng trong thời đại 4.0; Thực trạng biểu hiện đạo đức của người cán bộ quản lý trong việc giải quyết các vấn đề ở trường mầm non và cộng đồng; Các giải pháp nâng cao đạo đức của người cán bộ quản lý trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả nghiên cứu chuyên đề là nguồn tài liệu quan trọng, giúp bổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy học phần Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý giáo dục, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo đã đề ra.

  1. TS. Hồ Thị Dung báo cáo chuyên đề: Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh THCS - Vấn đề lý luận và thực tiễn

           Trong chuyên đề này, tác giả đi sâu nghiên cứu:

          - Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS;

- Thực trạng hoạt động kiểm trá, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS, như: Khái niệm kiểm tra, đánh giá; Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018…, tác giả chỉ rõ thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS hiện nay và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt công tác này.

Kết quả nghiên cứu chuyên đề là nguồn tài liệu quan trọng, giúp bổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy các học phần Giáo dục học, từ đó góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Bộ môn Giáo dục học

 

Thực hiện kế hoạch năm học 2020 - 2021, ngày 26 tháng 05 năm 2021, Bộ môn Giáo dục học đã tổ chức sinh hoạt học thuật với nội dung báo cáo chuyên đề tự học, tự bồi dưỡng.

  1. TS. Nguyễn Thị Thanh báo cáo chuyên đề: Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường phổ thông

Trong chuyên đề này, tác giả tập trung làm rõ các nội dung sau:

- Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học?

- Các bước tiến hành nghiên cứu bài học;

- Tổ chức thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Quan nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra rằng, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh có khó khăn về học tập, mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.

Kết quả nghiên cứu chuyên đề là nguồn tài liệu quan trọng, giúp bổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy các học phần Giáo dục học, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

  1. ThS. Nguyễn Phương Lan báo cáo chuyên đề: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non

Trong chuyên đề này tác giả đã làm rõ quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non gồm 4 bước như sau:

- Bước I: Trải nghiệm thực tế. Trẻ được tham gia trực tiếp vào hoạt động.

- Bước II: Chia sẻ kinh nghiệm. Kinh nghiệm của trẻ được khắc sâu, ghi nhận, điều chỉnh, chính xác hóa và đọng lại dấu ấn cảm xúc.

- Bước III: Rút ra kinh nghiệm. Trẻ học được kiến thức và kinh nghiệm mới, tạo ra những hiểu biết mới.

- Bước IV: Vận dụng kinh nghiệm. Hướng dẫn trẻ sử dụng kinh nghiệm vào các bối cảnh hoặc sự việc mới.

Kết quả nghiên cứu về quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non được giới thiệu trong chuyên đề này được đánh giá là nguồn tài liệu quan trọng, giúp bổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy học phần Giáo dục học mầm non, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non.

  1. ThS. Đỗ Thị Hồng Hạnh báo cáo chuyên đề: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực

Trong chuyên đề này tác giả đã tập trung làm rõ:

- Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực, như: Mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực; Khung kỹ năng mềm cần giáo dục cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực; Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực;

- Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực: Mục tiêu, nội dung quản lý giáo dục cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực (quản lý phát triển chương trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên; quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên; quản lý việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giáo dục kỹ năng mềm…); Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực.

Kết quả nghiên cứu chuyên đề giúp bổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy các học phần Giáo dục học, đồng thời là căn cứ để xây dựng các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đã đề ra.

  1. ThS. Nguyễn Thị Minh Hiền báo cáo chuyên đề: Một số kỹ năng tự phát triển nghề của giảng viên đại học

Trong chuyên đề này tác giả đã tập trung làm rõ các nội dung sau:

- Những kỹ năng nghề nghiệp giảng viên đại học cần có: (1) Nhóm kỹ năng phát triển chương trình và biên soạn tài liệu; (2) Nhóm kỹ năng giảng dạy và đánh giá; (3) Nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên;        

- Biện pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên đại học.

Kết quả nghiên cứu chuyên đề góp phần nâng cao nhận thức của giảng viên về kỹ năng nghề, tạo động lực cho họ tích cực, chủ động tự học tập, tự phát triển và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của bản thân. Đó là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Bộ môn Giáo dục học

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN