BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10/2021 THẠC SỸ: NGUYỄN THỊ HƯƠNG

15/11/2021

Sáng ngày 26 tháng 10 năm 2021 tại văn phòng bộ môn Tâm lý học (P 200 A6A1), Th.S Nguyễn Thị Hương đã trình bày báo cáo chuyên đề: “Sự hình thành và phát triển trí tuệ trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổi”

Sáng ngày 26 tháng 10 năm 2021 tại văn phòng bộ môn Tâm lý học (P 200 A6A1), Th.S Nguyễn Thị Hương đã trình bày báo cáo chuyên đề: “Sự hình thành và phát triển trí tuệ trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổi”

Bàn về vấn đề hình thành và phát triển trí tuệ trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổi phần lớn các tác giả đề cập đến hai nội dung nội dung cơ bản là: cơ chế phát sinh thao tác trí tuệ, từ các hành động vật chất bên ngoài; sự phát triển trí tuệ của trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổi. Trên thực tế, các hướng tiếp cận trong TLH đều ít nhiều đề cập đến các nội dung trên theo quan điểm của riêng mình. Trong số đó đáng quan tâm hơn cả là các công trình tiếp cận theo hướng phát sinh trí tuệ và theo hướng hoạt động. Nội dung báo cáo chuyên đề tác giả cũng đề cập đến hai cách tiếp cận khoa học này:

Thứ nhất: Tiếp cận theo hướng phát triển trí tuệ. Theo hướng tiếu cận này đại diện có một số học giả tiêu biểu như: G.Piagie (học thuyết về sự phát triển trí tuệ trẻ em) đã luận giải về sự hình thành các cấu trúc trí tuệ; các giai đoạn phát triển trí tuệ trẻ em gồm 4 giai đoạn (Giai đoạn cảm giác - vận động - từ 0 đến 3 tuổi, Giai đoạn tiền thao tác cụ thể - từ 3 đến 7-8 tuổi; Giai đoạn thao tác cụ thể - từ 7-8 tuổi đến 11 tuổi; Giai đoạn thao tác hình thức hay tư duy lôgic -từ 11 đến 14-15 tuổi)

Thứ hai, tiếp cận sự hình thành và phát triển trí tuệ của trẻ em theo lý thuyết hoạt động có một số tác giả như: Quan niệm của L.X.Vưgôtxki và của các nhà tâm lí học hoạt động về các giai đoạn phát triển trí tuệ trẻ em. Ông cho rằng, sự hình thành và phát triển trí tuệ trẻ em là quá trình hình thành hành động trí tuệ và là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm của loài người. Ông cũng chỉ ra các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ cũng như cơ chế hình thành hành động trí tuệ của trẻ em. Ngoài ra, nghiên cứu các bước hình thành hành động trí tuệ trẻ em còn có nhà tâm lí học Liên Xô (cũ) P.Ia.Galperin. Ông đã xác lập và mô tả các bước của một hành động trí tuệ từ bên ngoài thành bên trong gồm 5 bước: Bước l: Lập cơ sở định hướng của hành động; Bước 2: hành động với đồ vật hay vật chất hoá; Bước 3: Hành động nói to không dùng đồ vật; Bước 4: Hành động với lời nói thầm; Buớc 5: Hành động rút gọn với lời nói bên trong. Qua mỗi bước, dòng chảy đó vừa được cấu trúc lại chuyển hoá về hình thức, vừa được khái quát, rút gọn và cô đặc để cuối cùng được một hành động trí tuệ thuần tuý mà vẫn giữ được nội dung vật chất ban đầu

Chuyên đề tác giả cũng nhấn mạnh đến những điểm cần lưu ý là trong mỗi giai đoạn lứa tuổi có một lớp đối tượng được nổi trội, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đó trẻ không có hoạt động với các đối tượng khác. Vấn đề chỉ là ở chỗ, trong hệ thống đa dạng các hoạt động của cá nhân ở mỗi giai đoạn, có một loại hoạt động với một lớp đối tượng đặc trưng, tạo ra hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó, nhà sư phạm cần nắm lấy hoạt động này để chủ động tổ chức quá trình phát triển cho trẻ em.

Như vậy, có thể nói rằng, việc tìm hiểu sự hình thành và phát triển trí tuệ trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổi một ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà tâm lý học, giáo dục học có những biện pháp tác động phù hợp thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ.

 

                                                                       BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC

 

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN