KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

8/23/2022 8:27:07 AM

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức (trước đây là bộ môn Tâm lý - Giáo dục) có tiền thân từ tổ Tâm lý - Giáo dục, trường Cao đẳng sư phạm Thanh Hoá, được thành lập năm 1978.

Ngày 24/09/1997, Chính phủ ra quyết định thành lập trường Trường Đại học Hồng Đức, tổ Tâm lý - Giáo dục trở thành Bộ môn Tâm lý - Giáo dục trực thuộc trường.

Ngày 12/12/2006, Bộ Giáo dục& Đào tạo ra quyết định số 7369/QĐ- BGDĐT cho phép Trường Đại học Hồng Đức đào tạo hệ chính quy ngành Đại học Tâm lý học (định hướng Quản trị nhân sự).

Theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức, ngày 18/09/2012 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục chính thức trở thành Khoa Tâm lý - Giáo dục.

Hiện khoa đào tạo ngành Đại học Tâm lý học, thạc sĩ Quản lý giáo dục, bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ sư phạm, nâng hạng giáo viên.

Khoa có 19 cán bộ giảng viên, nhân viên, trong đó số PGS.TS: 01; Tiến sĩ: 07; Thạc sĩ:11. Ngoài ra, khoa có 02 giảng viên kiêm giảng các hệ đào tạo thạc sĩ, đại học và 04 giảng viên cao cấp có trình độ PGS, TS là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo trường Đại học Hồng Đức tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ. Cán bộ giảng viên trong khoa được học tập và tốt nghiệp ở các trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước như: Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Hungary. Nhiều cán bộ giảng viên có trình độ Văn bằng 2 tiếng Anh, có thể giao tiếp và làm việc với người nước ngoài.

Khoa Tâm lý – Giáo dục có cơ cấu tổ chức bao gồm: Bộ môn Tâm lý học, bộ môn Giáo dục học và có các tổ chức Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

 
Media/2012_tlgd.hdu.edu.vn/FolderFunc/202208/Images/1tlgd-25-nam-20220823080040-e.jpg

CBGV khoa Tâm lý – Giáo dục

 

THÀNH TỰU VÀ DẤU ẤN

Từ năm 1997, Bộ môn Tâm lý - Giáo dục chủ yếu tham gia đào tạo sinh viên các hệ Trung cấp, Cao đẳng sư phạm. Sau này, cùng với sự phát triển của Nhà trường, giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục tham gia đào tạo hàng nghìn sinh viên hệ Đại học, Cao đẳng cho các ngành Sư phạm, Kinh tế, Nông - Lâm - Ngư nghiệp…

Trên cơ sở phát triển ngày càng lớn mạnh của đội ngũ giảng viên trong khoa, năm học 2006 – 2007, Đề án mở ngành Tâm lý học (Định hướng Quản trị nhân sự) do Khoa xây dựng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép tuyển sinh đào tạo bậc đại học ngành Tâm lý học (Định hướng Quản trị nhân sự) từ năm học 2007-2008. Đến nay, Khoa đã và đang đào tạo được gần 700 sinh viên.

Năm học 2015-2016, Khoa đã xây dựng Đề án mở ngành và được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, mở lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đến nay Khoa đã và đang đào tạo được 8 khóa cao học với gần 500 học viên; Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ quản lý giáo dục cho 714 học viên là cán bộ quản lý và nguồn cán bộ quản lý giáo dục của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên trong tỉnh. Ngoài ra, khoa còn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho hàng trăm học viên, sinh viên trong và ngoài trường, như: trường Cao đẳng Y tế Thanh hóa, trường Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch; tham gia bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho hàng nghìn giáo viên Mầm non và giáo viên phổ thông trong toàn tỉnh.

 

Media/2012_tlgd.hdu.edu.vn/FolderFunc/202208/Images/2tlgd-25-nam-20220823080157-e.jpg

Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ QLGD cho học viên K13A

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa được chú trọng và không ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu các công trình khoa học vào thực tiễn, đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Khoa và Nhà trường. Tính đến nay, cán bộ giảng viên trong khoa đã làm chủ nhiệm và bảo vệ thành công 2 đề tài cấp Bộ, 2 đề tài cấp Tỉnh, cộng tác viên nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh; chủ nhiệm hàng chục đề tài cấp cơ sở. Việc công bố công trình khoa học trên các Tạp chí có uy tín trong nước và quốc tế được đội ngũ giảng viên rất chú trọng. Có hằng trăm bài báo khoa học của cán bộ giảng viên trong khoa được công bố trên Tạp chí uy tín, trong đó có nhiều bài báo đăng trên tạp chí Quốc tế có chỉ số ISI, Scopus; nhiều bài báo khoa học được đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, Quốc tế; Hằng chục tài liệu tham khảo, chuyên khảo, giáo trình do giảng viên trong khoa chủ biên hoặc tham gia biên soạn đã được xuất bản.

Media/2012_tlgd.hdu.edu.vn/FolderFunc/202208/Images/3tlgd25-nam-20220823081213-e.jpg

Hội thảo khoa học đề tài cấp tỉnh năm 2020

Media/2012_tlgd.hdu.edu.vn/FolderFunc/202208/Images/4tlgd25-nam-20220823082409-e.jpg

Hội thảo khoa học cấp trường năm 2019

Media/2012_tlgd.hdu.edu.vn/FolderFunc/202208/Images/5tlgd-25-nam-20220823082419-e.jpg

CBGV tham dự hội Nghiệp vụ sư phạm giỏi toàn quốc năm học 2020-2021

Media/2012_tlgd.hdu.edu.vn/FolderFunc/202208/Images/6tlgd-25-nam-20220823082519-e.jpg

Đoàn thanh niên khoa TL – GD làm đường tại xã Ban Công, huyện Bá Thước năm 2022

 

Với những thành tích đã đạt được, từ năm học 2010-2011 đến nay khoa Tâm lý - Giáo dục 3 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; Chi bộ 2 lần được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tặng Bằng khen; Khoa được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen; Liên chi đoàn 9 lần được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, BCH Trung ương Hội sinh viên, BCH Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen; Nhiều cán bộ giảng viên của Khoa được tặng Bằng khen các cấp. Đặc biệt có 7 cán bộ giảng viên tham gia Hội thi Giảng viên giỏi Nghiệp vụ sư phạm toàn quốc được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen, 8 CBGV được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA

TÂM LÝ – GIÁO DỤC

Trong những năm tiếp theo, Khoa tiếp tục duy trì và phát triển ngành Đại học Tâm lý học, thạc sĩ Quản lý giáo dục, bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ sư phạm, nâng hạng giảng viên; mở mới và đào tạo ngành Tiến sĩ Quản lý giáo dục; tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội; nâng cao số lượng, chất lượng các đề tài khoa học, đặc biệt là đề tài cấp cao; tăng cường các bài báo quốc tế; tăng số nhà giáo có học hàm, học vị; phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu về khoa học giáo dục uy tín của tỉnh Thanh Hóa và cả nước.

 

Tin liên quan