Báo cáo chuyên đề tháng 01/2022

16/06/2022

Sáng ngày 20 tháng 01 năm 2022 tại văn phòng bộ môn Tâm lý học (P 200 A6A1), TS. Dương Thị Thoan, Phó trưởng Khoa TLGD đã trình bày báo cáo chuyên đề: “Một số vấn đề Tâm lý học nhân cách giáo viên tiểu học”

Luật Phổ cập giáo dục tiểu học ghi rõ: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho s phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Ở bậc học này, những đặc điểm tâm lý, đặc điểm sinh lý của trẻ em phát triển mạnh mẽ và hình thành nề nếp và thói quen học tập, nhu cầu và hứng thú nhận thức được hình thành mạnh mẽ. Vậy nên, dạy học và giáo dục ở bậc học này sẽ không chỉ đặt nền móng giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho sự sáng tạo, phát triển tài năng của HS. Và người đặt nền móng đầy tiên cho lâu đài nhân cách đó không ai khác, chính là người giáo viên tiểu học. Một trong những công cụ giúp cho người giáo viên tiểu học (GVTH) đạt được sự thành công trong sự nghiệp ươm mầm và phát triển tài năng của học sinh là nhân cách của người thầy. Đây cũng là vấn đề mà tác giả quan tâm nghiên cứu để làm sáng tỏ.

Nội dung báo cáo chuyên đề tác giả đã khẳng định, Giáo dục tiểu học là bậc học đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông; là bậc học đầu tiên, nó có nhiệm vụ phải xây dựng nền móng cho toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông để “đặt cơ sở vứng chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời chuẩn bị đội ngũ những người xây dựng CNXH và xây dựng đất nước.”. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra vị trí của người GVTH trong xã hội hiện đạiđặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa nền văn hóa dân tộc và nhân loại với sự tái tạo sản xuất nền văn hóa đó trong chính đứa trẻ. Hoạt động của người GVTH gồm có: HĐ dạy, HĐ giáo dục, HĐ tự hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ và HĐ xã hội. Từ đó chỉ ra cho chúng ta thấy đặc điểm điểm lao động sư phạm của người GV tiểu học, là loại hình lao động đặc thù, khác với các nghề khác trong xã hội. Bởi nghề thầy mà đối tượng lao động trực tiếp là trẻ em trong độ tuổi từ 6- 11,12 tuổi: Các em có quy luật phát triển tâm - sinh lý riêng. Đây là lứa tuổi đang tiềm ẩn những khả năng phát triển rất lớn; Công cụ lao động của người GVTH là trí tuệ và phẩm chất nhân cách của chính mình; Lao động của người GVTH tạo ra một sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách của trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường để rồi họ trở thành người công dân có ích cho xã hội; Lao động của thầy giáo đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Do đó, cấu trúc nhân cách người GVTH đòi hỏi cần phải hội tụ đầy đủ hệ thống các phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, lòng yêu trẻ, bao dung, động lượng, thái độ vui vẻ, niềm nở và giầu cảm xúc; đồng thời người GVTH cần trang bị cho mình những năng lực chung và năng lực chuyên biệt đáp ứng các yêu cầu của HĐ dạy học, HĐ giáo dục, hoàn thiện và HĐ xã hội

Do vậy, chuyên đề TS. Dương Thị Thoan nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp các nhà giáo dục, GVTH xác định, xây dựng mô hình cấu trúc nhân cách cho mình, không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao NLNN, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đồng thời thực hiện thành công sự nghiệp trong một bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

                                                                                            BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN