Báo cáo chuyên đề tháng 03/2023

16/06/2022

Sáng ngày 15 tháng 03 năm 2022 tại văn phòng bộ môn Tâm lý học (P200 A6A1), TS. Lê Tuyết Mai, Trưởng Bộ môn Tâm lý học đã trình bày báo cáo chuyên đề: “Nội dung cơ bản của một số lý thuyết nghiên cứu về hành vi con người.”

Vấn đề hành vi của con người từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới góc độ khác nhau. Song việc nghiên cứu nội dung cơ bản của lý thuyết nghiên cứu về hành vi con người từ đó đưa ra những luận giải, đánh giá của mình về nội dung cơ bản của một số lý thuyết làm nền tảng cơ sở lý luận cho các nhà nghiên cứu trong quá trình phân tích, giải thích các mối quan hệ giữa con người và môi trường xã hội khi phải giải quyết những vấn đề trong thực tiễn là vấn đề khá mới mẻ. Do vậy, chuyên đề của tác giả có ý nghĩa quan trọng, thiết thực.

Nội dung của chuyên đề tác giả đã đi sâu tìm hiểu về sự ra đời của Tâm lý học hành vi đã đánh dấu quan trọng, xem như là một cuộc cách mạng làm thay đổi căn bản hệ thống quan niệm về Tâm lý học đương thời. Theo đó, đối tượng của Tâm lý học là hành vi chứ không phải ý thức. Phương pháp nghiên cứu là quan sát chứ không phải nội quan. Trước và trong thười kì xuất hiện Thuyết hành vi, Tâm lý học được hiểu là khoa học về ý thức và phương pháp nghiên cứu là nội quan (tự quan sát). Với sự tiên phong trong nghiên cứu hành vi con người của trường phái phân tâm học hành vi là J.B. Watson (Hành vi cổ điển). Sau đó là E.C.Tolman, K.L. Hullr, J. Mid, Albert Bandura…(Thuyết hành vi mới).

Tác giả cũng khẳng định, việc nghiên cứu các học thuyết về hành vi con người, xem xét hành vi của con người trong mối quan hệ qua lại giữa môi trường quy định bản chất hành vi ứng xử. Như vậy, con người không sống tách biệt khỏi môi trường mà sống trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Các mối liên hệ này nói lên bản chất xã hội của cá nhân. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có những mối quan hệ với gia đình và xã hội, với các thiết chế xã hội. Trong mối quan hệ đó con người chịu sự chi phối của các hệ thống cấu trúc xã hội phức tạp. Cấu trúc này định hướng cho hoạt động con người.

Có thể khẳng định rằng, chuyên đề TS. Lê Tuyết Mai nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của một số lý thuyết hành vi của con người tác giả còn đưa ra những nhận định, đánh giá, phân tích khá sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và môi trường xã hội khi phải giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, từ đó có những định hướng cho nghiên cứu tiếp theo về vấn đề hành vi của con người. Đây cũng là vấn đề mà các nhà TLH đang quan tâm nghiên cứu.

 

                                                                               BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN