Báo cáo chuyên đề tháng 8/2021

16/06/2022

Báo cáo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn học thuật là hoạt hoạt động thường niên của Bộ môn Tâm lý học, Khoa TLGD, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu khoa học cho mỗi CBGV. Sáng ngày 14 tháng 08 năm 2021 tại văn phòng bộ môn Tâm lý học (P 200 A6A1), ThS. Trương Thị Thảo đã tiến hành báo cáo chuyên đề: “Các giá trị văn hóa trong hành vi tổ chức và hành vi xã hội”

Các giá trị văn hóa có tầm quan trọng trong việc hiểu rõ tính phức tạp của hành vi cá nhân. Văn hóa là một đại dương bao quanh hành vi của con người và nó ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh, giá trị trong cuộc sống cho dù con người có thể không ý thức rõ về điều đó. Trong chuyên đề, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, luận giải khá chi tiết về các giá trị văn hóa tổ chức cà hành vi xã hội, cụ thể: Toàn cầu hóa và các giá trị văn hóa; Hành vi xã hội và hành vi tổ chức; Khác biệt văn hóa trong các giá trị liên quan đến làm việc; Các giá trị văn hóa về tự trị, bình đẳng và hài hòa; Các giá trị phương Tây và phi phương Tây: quan điểm trái ngược; Khác biệt văn hóa trong 5 giá trị; Văn hóa mang tính động và thay đổi qua tương tác xã hội; Động cơ thành đạt và xã hội hiện đại; Lãnh đạo và ra quyết định; Cấu trúc nhiệm vụ và làm việc nhóm; Khế ước tâm lý trong nền văn hóa theo xu hướng cá nhân và cộng đồng.

Với quan điểm tiếp cận đa chiều về văn hóa trong hành vi tổ chức và hành vi xã hội, tác giả cũng khẳng định, văn hóa phát triển từ nhu cầu tồn tại của con người và chứa đựng nhiều sự phức tạp về mặt khái niệm. Văn hóa cũng được sử dụng như một khái niệm mang tính chất lý giải cho nhiều chuyên ngành (có sự trùng khớp về mặt ý nghĩa) và tiếp tục tồn tại như các giá trị văn hóa được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tuy nhiên, sự tương tác giữa các nền văn hóa trong thế giới hiện đại đã tạo nhiều tích hợp văn hóa hơn cũng như sự áp đặt một mô hình văn hóa toàn cầu. Tâm lý học văn hóa - xét về mặt cơ bản - là một phương pháp so sánh giữa các nhóm dưới sự tác động của yếu tố văn hóa. Tâm lý học xuyên văn hóa mô tả sự phức tạp của hành vi ở các vùng, miền khác nhau trên thế giới nhưng nó cũng xem xét văn hóa như một yếu tố có trước trong mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, chúng ta vừa quan tâm đến cái chung vừa quan tâm tới những cái riêng, cái khác biệt giữa các nhóm văn hóa khác nhau trong sự hình thành và phát triển tổ chức.

Có thể nói đây là chuyên đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, thiết thực trong công tác giảng dạy, hình thành và phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp cho sinh viên Trường ĐHHĐ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế./.

 

                                                                                            BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN